KIỂM SOÁT NỘI BỘ

k
KIỂM SOÁT NỘI BỘ

Tên chương trình đào tạo: KIỂM SOÁT NỘI BỘ
Tên chứng chỉ do Viện Kế toán – Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cấp:
Tên tiếng Việt: KIỂM SOÁT NỘI BỘ
Tên tiếng Anh: Internal Control
Trình độ đào tạo: Sơ cấp I hoặc tương đương (Cơ bản)
Hình thức đào tạo: Trực tiếp/Trực tuyến/Kết hợp
Thời gian đào tạo: 1 tháng 
Thời gian tổ chức học tập vào ban ngày hoặc buổi tối trong tuần hoặc thứ 7 và Chủ nhật. 
Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Việt
Thời lượng đào tạo: Sơ cấp I/Cơ bản: 5 tín chỉ (75 tiết)
Khối lượng kiến thức toàn khóa học
- Tổng số tín chỉ phải tích luỹ là 5 tín chỉ (75 tiết), trong đó:
- Một tín chỉ được đo lường bằng 15 tiết học, mỗi tiết học từ 45-50 phút)
Thời gian cập nhật chương trình đào tạo: tối đa 3 năm/lần

Mục tiêu: 

Chương trình đào tạo Kiểm soát nội bộ trang bị kiến thức nhằm tổ chức kiểm soát nội bộ hữu hiệu trong các doanh nghiệp khác nhau như doanh nghiệp sản xuất, thương mại, ngân hàng… Thông qua cơ chế vận hành kiểm soát nội bộ doanh nghiệp sẽ đạt được các mục tiêu đã hoạch định và giảm thiểu các rủi ro. Chương trình đào tạo sẽ giúp người học hiểu được các vấn đề cơ bản của kiểm soát nội bộ như: quá trình phát triển của kiểm soát nội bộ, khái niệm và các thành phần cơ bản để xây dựng kiểm soát nội bộ. Ngoài ra, Chương trình đào tạo cũng trang bị kiến thức về tổ chức kiểm soát nội bộ trong các chu trình kinh doanh cơ bản trong doanh nghiệp như chu trình mua hàng và thanh toán, chu trình bán hàng và thu tiền, chu trình tiền lương và nhân sự… theo các nội dung về các hoạt động cơ bản của chu trình, các rủi ro và mục tiêu kiểm soát nội bộ đối với từng chu trình và xây dựng các hoạt động kiểm soát cụ thể với từng hoạt động của chu trình đó. 

Chuyên đề 1 - Tổng quan về Kiểm soát nội bộ

  • Nội dung chuyên đề

    1.1 Khái quát về kiểm soát trong doanh nghiệp

    1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của kiểm soát nội bộ

    1.3 Khái niệm, vai trò và hạn chế của kiểm soát

    1.4 Tổng quan về báo cáo COSO

    1.5 Nhiệm vụ của chủ thể đối với kiểm soát nội bộ

    1.6 Các công cụ mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ

Chuyên đề 2 - Các yếu tố cấu thành của kiểm soát nội bộ

  • Nội dung chuyên đề

2.1. Môi trường kiểm soát

2.2.  Đánh giá rủi ro

2.3. Hoạt động kiểm soát

2.4. Thông tin và truyền thông

2.5. Giám sát

Chuyên đề 3 - Kiểm soát nội bộ chu trình mua hàng và thanh toán

  • Nội dung chuyên đề

3.1. Khái quát về chu trình mua hàng và thanh toán

3.2. Mục tiêu kiểm soát

3.3. Các nguy cơ và rủi ro đối với chu trình 

3.4. Các hoạt động kiểm soát đối với chu trình

Chuyên đề 4 - Kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng và thu tiền

  • Nội dung chuyên đề

4.1. Khái quát về chu trình bán hàng và thu tiền

4.2. Mục tiêu kiểm soát

4.3. Các nguy cơ và rủi ro đối với chu trình 

4.4. Các hoạt động kiểm soát đối với chu trình

10.5. Chuyên đề 5 - Kiểm soát nội bộ chu trình tiền lương và nhân viên

  • Nội dung chuyên đề

5.1. Khái quát về chu trình tiền lương và nhân viên

5.2. Mục tiêu kiểm soát

5.3. Các nguy cơ và rủi ro đối với chu trình 

5.4. Các hoạt động kiểm soát đối với chu trình

Chuyên đề 6 - Kiểm soát nội bộ chu trình tài sản cố định

  • Nội dung chuyên đề

6.1. Khái quát về chu trình tài sản cố định

6.2. Mục tiêu kiểm soát

6.3. Các nguy cơ và rủi ro đối với chu trình 

6.4. Các hoạt động kiểm soát đối với chu trình

Chuyên đề 7 - Kiểm soát nội bộ tiền

  • Nội dung chuyên đề

7.1. Khái quát về chu trình tài sản cố định

7.2. Mục tiêu kiểm soát

7.3. Các nguy cơ và rủi ro đối với chu trình 

7.4. Các hoạt động kiểm soát đối với chu trình

Đối tượng tuyển sinh 
- Kiểm toán nội bộ các doanh nghiệp, các ngân hàng, công ty, Tập đoàn
- Thành viên Ban kiểm soát
- Cán bộ nhân viên thuộc bộ phận tài chính, kế toán
- Những học viên có nhu cầu nâng cao kiến thức chuyên môn về kiểm soát nội bộ
Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển
Điều kiện tuyển sinh: Những học viên có nhu cầu học về kiểm soát nội bộ thì đăng ký tại Phòng tuyển sinh của Viện Kế toán – Kiểm toán.