NGHIỆP VỤ XUẤT NHẬP KHẨU VÀ THANH TOÁN QUỐC TẾ

k
NGHIỆP VỤ XUẤT NHẬP KHẨU VÀ THANH TOÁN QUỐC TẾ

Tên chương trình đào tạo: Nghiệp vụ xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế
Tên chứng chỉ/chứng nhận TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN cấp
Tên tiếng Việt: Nghiệp vụ xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế
Tên tiếng Anh: Inport-Export Practice and International Payment
Trình độ đào tạo: Cấp chứng chỉ cho mức độ đào tạo: Sơ cấp I hoặc tương đương (Cơ bản)
Hình thức đào tạo: Trực tiếp/Trực tuyến/Kết hợp
Thời gian đào tạo: 3 tháng. Thời gian tổ chức học tập vào ban ngày hoặc buổi tối trong tuần hoặc thứ 7 và CN. 
Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Việt
Thời lượng đào tạo: 5 tín chỉ (tương đương 75 tiết)
Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 

Tổng số tín chỉ phải tích luỹ:  là 5 tín chỉ ( 75 tiết), trong đó:

  • Học phần bắt buộc: 3 tín chỉ
  • Thực hành chuyên môn/nghiệp vụ (thiết kế có tính mở): 2 tín chỉ
  • Một tín chỉ được đo lường bằng 15 tiết học, mỗi tiết học từ 45-50 phút

Thời gian cập nhật chương trình đào tạo: tối đa 3 năm/lần

Mục tiêu đào tạo của chương trình là nhằm trang bị kiến thức cơ bản và nghiệp vụ thực hành các giao dịch ngoại thương, nghiệp vụ xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế; trang bị kiến thức cơ bản về quản trị rủi ro trong thực hành xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế; xử lý các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế.

Học phần/Module/Chuyên đề 1: Tổng quan

Nội dung môn học: Học phần cung cấp kiến thức cơ bản về xu thế biến động của thương mại quốc tế và nghiệp vụ thực hành các giao dịch ngoại thương cơ bản bao gồm: Mua bán thông thường; Mua bán đối lưu; Gia công quốc tế và giao dịch tái xuất khẩu; Giao dịch tại hội chợ và triển lãm; Những phương thức giao dịch đặc biệt.

Học phần 2: Kỹ năng giao dịch và đàm phán kinh doanh

Nội dung môn học: Học phần này giới thiệu về giao dịch và đàm phán trong ngoại thương. Đàm phán trong ngoại thương tuỳ thuộc vào những hình thức giao dịch kinh doanh khác nhau, vì vậy sẽ có các kỹ năng và nghiệp vụ đàm phán khác nhau. 

Học phần 3: Hợp đồng ngoại thương

Nội dung môn học: Học phần này giới thiệu về hợp đồng ngoại thương từ khái niệm, các đặc điểm, kết cấu đến các kỹ năng soạn thảo từng điều khoản và các loại hợp đồng ngoại thương. 

Mục tiêu môn học: Trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng về đọc hiểu và soạn thảo hợp đồng ngoại thương.

Học phần 4: CO, HS code và thuế xuất nhập khẩu

Nội dung môn học: Học phần này cung cấp kiến thức cơ bản về các quy định thuế xuất nhập khẩu, cách tra và tính thuế xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó giới thiệu quy định về HS code, cách kiểm tra HS code của hàng hóa xuất nhập khẩu. Đồng thời học phần nghiên cứu về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O và nghiệp vụ, quy trình xin C/O cho hàng hóa xuất nhập khẩu

Học phần 5: Nghiệp vụ hải quan

Nội dung môn học: Học phần này cung cấp kiến thức cơ bản về hải quan bao gồm những quy định chung về hải quan thông quan hàng hóa, chuẩn bị hồ sơ khi làm thủ tục hải quan, quy trình khai hải quan, hướng xử lý khi vướng mắc thông quan và quy trình kiểm tra hải quan. 

Học phần 6: Nghiệp vụ vận tải và giao nhận hàng hóa quốc tế

Nội dung môn học: Học phần này cung cấp kiến thức cơ bản về cách lựa chọn phương thức vận tải và giao nhận hàng hoá phù hợp nhất trong kinh doanh ngoại thương, giới thiệu một số hãng tàu vận chuyển đường biển và hãng bay vận chuyển hàng không quốc tế lớn hiện nay, quy trình thực hiện giao nhận hàng hoá xuất khẩu đối với các phương thức vận chuyển và các chứng từ cần thiết. 

Học phần 7: Bảo hiểm hàng hóa trong ngoại thương

Nội dung môn học: Học phần này giới thiệu về cách tìm kiếm và lựa chọn phương thức bảo hiểm cho phù hợp với các phương thức kinh doanh và vận chuyển trong ngoại thương. Bên cạnh đó cung cấp kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ mua bảo hiểm và cách thức khiếu nại, yêu cầu bồi thường bảo hiểm hàng hoá trong ngoại thương.

Học phần 8: UCP và ứng dụng trong thanh toán quốc tế bằng L/C

Nội dung môn học: Học phần này giới thiệu các quy định của UCP 600 bao gồm các điều khoản và định nghĩa chung, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên liên quan và kiểm tra chứng từ. Ngoài ra học phần cung cấp kiến thức cơ bản về ứng dụng và những rủi ro của UCP trong thanh toán L/C

Học phần 9: Nghiệp vụ thanh toán quốc tế

Nội dung môn học: Học phần này cung cấp kiến thức cơ bản về các phương thức thanh toán quốc tế, quy trình thanh toán của từng phương thức thanh toán quốc tế.  

Học phần 10: Quản trị rủi ro trong XNK và thanh toán quốc tế

Nội dung môn học: Học phần này cung cấp kiến thức về quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế. 

Học phần 11: Chuyên đề thực tế

Nội dung môn học: Học phần này cung cấp kiến thức thực tế tại doanh nghiệp xuất nhập khẩu/ngân hàng về nghiệp vụ xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế

Mục tiêu môn học: Học phần này nhằm gia tăng nghiệp vụ thực tế tại doanh nghiệp xuất nhập khẩu/ngân hàng

Đối tượng tuyển sinh: Sinh viên, cán bộ có nhu cầu bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế
Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển
Điều kiện tuyển sinh: Sinh viên hoặc cử nhân cao đẳng/đại học thuộc khối ngành kinh tế và/hoặc cá nhân có ít nhất 01 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh/xuất nhập khẩu