PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

k
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Tên chương trình đào tạo: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Tên chứng chỉ do Viện Kế toán – Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cấp:
Tên tiếng Việt: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Tên tiếng Anh: Financial Statements Analysis
Trình độ đào tạo: Sơ cấp I hoặc tương đương (Cơ bản,)
Hình thức đào tạo: Trực tiếp/Trực tuyến/Kết hợp
Thời gian đào tạo: 1 tháng 
Thời gian tổ chức học tập vào ban ngày hoặc buổi tối trong tuần hoặc thứ 7 và Chủ nhật. 
Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Việt
Thời lượng đào tạo: Sơ cấp I/Cơ bản: 5 tín chỉ (75 tiết)
Khối lượng kiến thức toàn khóa học
- Tổng số tín chỉ phải tích luỹ là 5 tín chỉ (75 tiết), trong đó:
- Một tín chỉ được đo lường bằng 15 tiết học, mỗi tiết học từ 45-50 phút)
Thời gian cập nhật chương trình đào tạo: tối đa 3 năm/lần

Mục tiêu: 

Chương trình đào tạo Phân tích báo cáo tài chính (BCTC) trang bị cho người học những kiến thức về phân tích các BCTC. Từ đó, người học có thể tính toán các chỉ tiêu cũng như phân tích những khía cạnh tài chính để đánh giá và dự báo về triển vọng tài chính cũng như đề xuất những giải pháp nhằm khai thác tối đa những nguồn lực giúp doanh nghiệp đạt được kết quả cùng hiệu quả kinh doanh cao nhất. Ngoài ra, người học còn có thể cung cấp thông tin hữu ích giúp các đối tượng trong việc ra quyết định tối ưu. 

Chuyên đề 1-Báo cáo tài chính, nguyên tắc lập BCTC, phương pháp phân tích BCTC

  • Nội dung chuyên đề
    1. Khái quát về BCTC
    2. Nguyên tắc lập BCTC
    3. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa và nội dung phân tích BCTC
    4. Đối tượng phân tích và phương thức tiếp cận BCTC
    5. Công cụ và kỹ thuật phân tích BCTC
    6. Tổ chức phân tích BCTC

Chuyên đề 2 - Đọc và kiểm tra các BCTC.

  • Nội dung chuyên đề

2.1. Phương pháp đọc các BCTC.

2.2.  Kiểm tra các BCTC.

Chuyên đề 3 - Phân tích khả năng sinh lời

  • Nội dung chuyên đề

3.1. Ý nghĩa và quy trình phân tích khả năng sinh lợi

3.2. Nội dung và cách thức phân tích khả năng sinh lợi

3.3. Phân tích các điều kiện cần thiết để nâng cao khả năng sinh lợi

3.4. Đặc điểm phân tích khả năng sinh lợi từ phía nhà đầu tư

Chuyên đề 4 - Phân tích cấu trúc tài chính

  • Nội dung chuyên đề

4.1. Ý nghĩa và quy trình phân tích cấu trúc tài chính

4.2. Phân tích cấu trúc tài chính 

4.3. Phân tích đòn bẩy tài chính

4.4. Phân tích cân bằng tài chính

Chuyên đề 5 - Phân tích khả năng thanh toán

  • Nội dung chuyên đề

5.1. Ý nghĩa và quy trình phân tích khả năng thanh toán

5.2. Phân tích tình hình thanh toán

5.3. Phân tích khả năng thanh toán

Chuyên đề 6 - Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản và vốn kinh doanh

  • Nội dung chuyên đề

6.1. Ý nghĩa và quy trình phân tích hiệu quả sử dụng tài sản và vốn kinh doanh

6.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản

6.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Chuyên đề 7 - Phân tích dòng tiền và rủi ro kinh doanh

  • Nội dung chuyên đề

7.1. Ý nghĩa và quy trình phân tích dòng tiền và rủi ro kinh doanh

7.2. Phân tích dòng tiền

7.3. Phân tích rủi ro kinh doanh

Chuyên đề 8 - Phân tích khả năng phát triển

  • Nội dung chuyên đề

8.1. Ý nghĩa và quy trình phân tích Nắm được nội dung và phương pháp phân tích

8.2. Nội dung phân tích khả năng phát triển

Chuyên đề 9 - Phân tích các đơn vị đặc thù: ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản,…

  • Nội dung chuyên đề

9.1. Phân tích báo cáo tài chính của các ngân hàng TMCP

9.2. Phân tích báo cáo tài chính của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm

9.3. Phân tích báo cáo tài chính của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản

Đối tượng tuyển sinh 
- Các cán bộ đang làm công tác kế toán tại các đơn vị.
- Các sinh viên của các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp đã qua đào tạo kế toán có nhu cầu học tập các nội dung liên quan đến phân tích BCTC. 
- Mọi đối tượng quản lý tài chính có nhu cầu kiến thức kế toán cần thiết để ra quyết định kinh tế và quản trị doanh nghiệp
Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển
Điều kiện tuyển sinh: Những học viên có nhu cầu học về phân tích BCTC thì đăng ký tại Phòng tuyển sinh của Viện Kế toán – Kiểm toán.